Mục lục
ToggleTrong python, Lập trình hướng đối tượng (OOP) là một mô hình lập trình sử dụng các đối tượng, các class trong quá trình lập trình. Mục đích của viêc này là để triển khai giả lập lại các đối tượng trong thực tế thông qua cơ chế kế thừa, đa hình, đóng gói…
Tư tưởng chính của lập trình hướng đối tượng là liên kết các chức năng và chức năng trên dữ liệu đó thành một đơn vị duy nhất để các thành phần khác của mã nguồn không thể truy cập dữ liệu này.
Một lớp là tập hợp của đối tượng. Một lớp chứa định danh hoặc khung mẫu để tạo ra các đối tượng. Nó là 1 thực thể logics chứa các thuộc tính và phương thức.
Để hiểu điều này chúng ta xem xét ví dụ sau, giả sử chúng ta cần theo dõi số lượng chó có thể có các thuộc tính khác nhau như giống chó, tuổi. Nếu 1 list được sử dụng, phần tử đầu tiên có thể là giống chó, phần thử thứ 2 là tuổi chó.
Tuy vậy, giả sử có 100 con chó khác nhau, làm sao chúng ta có thể biết phần nào với phần tử nào. Thêm vào đó, sẽ rất phức tạp nếu muốn thêm các thuộc tính khác vào những con chó này. Vấn đề của điều này là sự tổ chức, đó chính là vấn đề mà Class giải quyết.
Một vài điểm chú ý về Python class
Định nghĩa 1 class
class ClassName: # Statement-1 . . . # Statement-N
Ví dụ tạo 1 class trống trong Python
# Python3 program to # demonstrate defining # a class class Dog: pass
Trong ví dụ trên, chúng ta tạo 1 class tên Dog và sử dụng từ khóa pass. Chú ý rằng dùng từ khóa pass thì mới khởi tạo 1 class Empty (trống) được.
Một đối tượng là 1 thực thẻ có trạng thái và các hành vi liên quan tới nó. Nó giống như bất kì một đối tượng thế giới thực nào như là chuột, bàn phím, bàn, ghế, bút… Hay trong lập trình thì số 12 cũng là 1 object, chuỗi “Hello, world” cũng là 1 chuỗi.
Một đối tượng bao gồm:
Để hiểu về trạng thái, hành vi và định danh, chúng ta cùng xem xét ví dụ về class Dog
Ví du khởi tạo một đối tượng
obj = Dog()
Khi chúng ta gọi phương thức này myobject.method(arg1, arg2) sẽ tự động được chuyển đổi bởi Python thành MyClass.method(myobject, arg1, arg2).
self được đại diện cho thể hiện (instance) của class. Bằng cách sử dụng self, chúng ta có thể truy cập thuộc tính và phương thức của class.
Xem thêm ví dụ sau để hiểu hơn về self
#it is clearly seen that self and obj is referring to the same object class check: def __init__(self): print("Address of self = ",id(self)) obj = check() print("Address of class object = ",id(obj)) # this code is Contributed by Samyak Jain
kết quả nhận được là
Address of self = 140124194801032 Address of class object = 140124194801032
Thêm 1 ví dụ nữa về self
# Write Python3 code here class car(): # init method or constructor def __init__(self, model, color): self.model = model self.color = color def show(self): print("Model is", self.model ) print("color is", self.color ) # both objects have different self which # contain their attributes audi = car("audi a4", "blue") ferrari = car("ferrari 488", "green") audi.show() # same output as car.show(audi) ferrari.show() # same output as car.show(ferrari) #note:we can also do like this print("Model for audi is ",audi.model) print("Colour for ferrari is ",ferrari.color) #this happens because after assigning in the constructor the attributes are linked to that particular object #here attributes(model,colour) are linked to objects(audi,ferrari) as we initialize them # Behind the scene, in every instance method # call, python sends the instances also with # that method call like car.show(audi)
Kết quả nhận được
Model is audi a4 color is blue Model is ferrari 488 color is green
Chú ý: Từ khóa self là không bắt buộc, bạn có thể đặt bất kì tên gì bạn muốn, tuy nhiên việc đặt là self (theo chuẩn) để giúp cho đọc code cũng như chia sẻ mã nguồn dễ dàng hơn.
Tham khảo thêm về hàm tĩnh trong Python.
Phương thức __init__ trong Python tương tự hàm khởi tạo trong C++ hay Java. Nó được khởi chạy khi 1 đối tượng của 1 class được khởi tạo.
Xem xét 1 số ví dụ về __init__
class Dog: # class attribute attr1 = "mammal" # Instance attribute def __init__(self, name): self.name = name # Driver code # Object instantiation Rodger = Dog("Rodger") Tommy = Dog("Tommy") # Accessing class attributes print("Rodger is a {}".format(Rodger.__class__.attr1)) print("Tommy is also a {}".format(Tommy.__class__.attr1)) # Accessing instance attributes print("My name is {}".format(Rodger.name)) print("My name is {}".format(Tommy.name))
Kết quả in màn hình
Rodger is a mammal Tommy is also a mammal My name is Rodger My name is Tommy
Kế thừa là khả năng của 1 lớp kế thừa các thuộc tính từ 1 lớp khác. Lớp kế thừa được gọi là lớp dẫn xuất hoặc lớp con, lớp này sẽ dẫn xuất các thuộc tính từ lớp cha – lớp cơ sở.
Đọc thêm bài kiến thức mở rộng về kế thừa trong lập trình OOP Python.
Lợi ích của kế thừa bao gồm
Đơn kế thừa cho phép lớp dẫn xuất chỉ kế thừa từ 1 lớp cha
Kế thừa đa tầng cho phép lớp dẫn xuất kế thừa các thuộc tính từ lớp cha ngay lập tức, lớp này có thể kế thừa tiếp các thuộc tính từ cha của nó tiếp.
Kế thừa mức phân cấp cho phép từ 1 lớp cha có thể có nhiều lớp dẫn xuất
Đa kế thừa cho phép 1 lớp dẫn xuất có thề kế thừa từ nhiều lớp cha
# Python code to demonstrate how parent constructors # are called. # parent class class Person(object): # __init__ is known as the constructor def __init__(self, name, idnumber): self.name = name self.idnumber = idnumber def display(self): print(self.name) print(self.idnumber) def details(self): print("My name is {}".format(self.name)) print("IdNumber: {}".format(self.idnumber)) # child class class Employee(Person): def __init__(self, name, idnumber, salary, post): self.salary = salary self.post = post # invoking the __init__ of the parent class Person.__init__(self, name, idnumber) def details(self): print("My name is {}".format(self.name)) print("IdNumber: {}".format(self.idnumber)) print("Post: {}".format(self.post)) # creation of an object variable or an instance a = Employee('Rahul', 886012, 200000, "Intern") # calling a function of the class Person using # its instance a.display() a.details()
Kết quả
Rahul 886012 My name is Rahul IdNumber: 886012 Post: Intern
Trong ví dụ trên chúng ta tạo 2 class Person (class cha) và Employee (class con). Class Employee kế thừ từ class Person. Chúng ta có thể sử dụng các phương thức của person thông qua employee.
Tính đa hình đơn giản nghĩa là có nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ, chúng ta cần xác định xem loài chim đã cho có bay được hay không, bằng cách sử dụng tính đa hình, chúng ta có thể thực hiện việc này bằng 1 hàm duy nhất.
class Bird: def intro(self): print("There are many types of birds.") def flight(self): print("Most of the birds can fly but some cannot.") class sparrow(Bird): def flight(self): print("Sparrows can fly.") class ostrich(Bird): def flight(self): print("Ostriches cannot fly.") obj_bird = Bird() obj_spr = sparrow() obj_ost = ostrich() obj_bird.intro() obj_bird.flight() obj_spr.intro() obj_spr.flight() obj_ost.intro() obj_ost.flight()
Kết quả
There are many types of birds. Most of the birds can fly but some cannot. There are many types of birds. Sparrows can fly. There are many types of birds. Ostriches cannot fly.
Tính đóng gói là 1 trong các khái niệm cơ bản của lập trình hướng đối tượng. Nó mô tả về việc đóng gói dữ liệu và các phương thức trong 1 đơn vị.
Việc này đặt ra các hạn chết đối với việc truy cập trực tiếp với biến, phương thức, từ đó hạn chế các sử đổi dữ liệu vô ý.
Biến của các đối tượng chỉ có thể thay đổi bằng phương thức của đôi tượng, các biến này là biến private.
# Python program to # demonstrate private members # Creating a Base class class Base: def __init__(self): self.a = "GeeksforGeeks" self.__c = "GeeksforGeeks" # Creating a derived class class Derived(Base): def __init__(self): # Calling constructor of # Base class Base.__init__(self) print("Calling private member of base class: ") print(self.__c) # Driver code obj1 = Base() print(obj1.a) # Uncommenting print(obj1.c) will # raise an AttributeError # Uncommenting obj2 = Derived() will # also raise an AtrributeError as # private member of base class # is called inside derived class
Biến __c là biến dạng private, biến private được xác định theo cách đặt tên biến.
Tham khảo thêm về getter và setter trong python.
Với OOP thì nó sẽ ẩn toàn bộ các thông tin code không cần thiết đối với người dùng. Khi chúng ta không muốn đưa ra các phần nhạy cảm trong quá trình triển khai code thì đó là lúc cần dùng trừu tượng hóa. Trong Python chính là việc tạo các abstract class.
Trong bài viết này CodeTuTam đã cùng các bạn đi tìm hiểu về những khái niệm trong lập trình hướng đối tượng với Python. Về cơ bản, kiến thức OOP trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng sẽ có độ giống nhau nhất định. Nên nếu các bạn đã có kinh nghiệm, CodeTuTam tin rằng rất nhanh chóng các bạn sẽ làm quen với OOP trong Python.
Bài viết về lập trình hướng đối tượng trong Python là nội dung bổ trợ thêm cho lập trình Odoo. Hi vọng bài viết này giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập và làm việc cùng Python.
Bình luận: