Hosting là gì?

18/06/2022 - lượt xem
Chia sẻ
 
Rate this post

Khái niệm về hosting

– Về cơ bản hosting là ngôi nhà của website, nếu bạn có 1 website thì bạn cần có 1 nơi để lưu trữ nó.

– Có nhiều loại hosting khác nhau như:

  • Shared hosting
  • Reseller hosting
  • Virtual private servers (VPS)
  • Dedicated servers hosting

– Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về shared hosting, bởi vì nó là loại hosting phổ biến và có giá phải chăng nhất hiện nay.

Vậy cụ thể hosting là gì?

– Hosting là máy tính và cơ sở hạ tầng mạng giúp trang web của bạn luôn khả dụng trên internet và cung cấp các dịch vụ chính khác như email cho bạn. Vậy làm thế nào để tất cả chúng hoạt động?

–  Với Shared Hosting, dữ liệu website của bạn sẽ được lưu trữ trong cùng một máy chủ. Tất cả các trang web đến từ các tài khoản khác nhau được xử lý bởi cùng một CPU. Như vậy, tài nguyên mà bạn được sử dụng sẽ ít hơn, đó chính là lý do vì sao chi phí đăng ký Shared Hosting rẻ đến thế.

Các máy chủ được sử dụng để lưu trữ web thường lớn và có khả năng hoạt động tốt hơn nhiều so với máy tính cá nhân của bạn. Vì vậy, nó có thể lưu trữ dữ liệu của hàng trăm trang web mà không gặp vấn đề gì – miễn là không có trang nào quá phổ biến hoặc cần có quá nhiều tài nguyên.

Cách quản lý web hosting

– Để quản lý một trang web, bạn sẽ cần quyền truy cập vào giao diện thân thiện với người dùng được gọi là bảng điều khiển, và Cpanel là công cụ quản lý phổ biến nhất hiện nay.

– Cpanel giúp bạn quản lý mọi thông tin về website từ địa chỉ email, tên miền và cơ sở dữ liệu trang web của bạn.

Phân biệt giữa các kiểu hosting

Shared hosting

– Chính cái tên đã giải thích cho nó, đó là bạn chia sẻ hosting với người khác. Khi ai đó nhập tên miền của bạn, máy tính của họ sẽ trỏ đến máy chủ, tải về các file của website và hiển thị website.

⇒Với Shared hosting bạn chia sẻ máy chủ với nhiều người

Có thể có sự khác nhau giữa các web host, nhưng cũng có thể là có hàng trăm hoặc hàng nghìn website nằm trên cùng 1 máy chủ với bạn.

⇒ Đây là lý do mà Shared hosting có mức giá rẻ nhất hiện này

–  Và đây có thể là nguyên nhân khiến cho website của bạn bị chậm, hoặc bị tấn công bởi ai đó.

Nếu bạn chỉ dùng webstie cho 1 trang blog các nhân hay kinh doanh nhỏ thì Shared hosting hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của bạn.

VPS hosting

– VPS hoạt động giống như một máy chủ riêng biệt, nhưng nó được chia sẻ với các máy chủ riêng ảo khác trên một máy chủ phần cứng vật lý duy nhất.

– Tuy đều là chia sẻ website của bạn với 1 máy chủ nhưng VPS nâng cao mức độ tách biệt hơn một bước, nó cung cấp cho bạn các tài nguyên chuyên dụng, X số lượng RAM, X lượt chia sẻ CPU và một máy chủ ảo của riêng bạn

Chi phí cho VPS hosting

– Đơn giản đó là một máy tính ảo yêu cầu bộ RAM, CPU và dung lượng đĩa riêng của nó và không ai khác có thể lấy từ đó. Nó phải dành riêng cho bạn.

⇒ Bạn sẽ không còn gặp vấn đề về tốc độ của website, và bảo mật của trang web của bạn cũng an toàn hơn.

Dedicated servers hosting

– Với Dedicated servers hosting bạn, toàn quyền kiểm soát máy chủ của mình. Và chắc chắn 1 điều là bạn sẽ không phải chia sẻ với bất kỳ ai như VPS hay Shared hosting.

– Mức giá của Dedicated servers hosting cũng đắt hơn, nên nó chỉ phù hợp với các tổ chức hoặc doanh nghiệp hơn là sử dụng cho cá nhân.

Các thông số cần biết trong hosting

Dưới đây là một số chỉ số tiêu biểu của hosting cần xem xét khi mua dịch vụ:

  • Dung lượng lưu trữ (Storage): Sẽ có hai loại HDD và SSD. SSD sẽ có tốc độ xử lý nhanh hơn HDD. Vì thế cùng 1 dung lượng như đôi SSD sẽ có giá cao hơn HDD.
  • Hệ điều hành: Sẽ có 2 hệ điều hành chính là Windows và Linux. Nếu bạn muốn vận hành website WordPress tốt, hãy chọn Linux.
  • Ngôn ngữ lập trình hỗ trợ.
  • Băng thông: Băng thông hay Bandwidth là thuật ngữ dùng để chỉ lượng dữ liệu được truyền trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.
  • Addon Domain: Lượng Addon Domain bạn có thể thêm vào host
  • Sub Domain: Lượng Sub Domain mà bạn có thể tạo.
  • Các tham số bảo mật (mã hóa kênh truyền SSL, các add-on antivirus quét mã độc)
  • Sao lưu, phục hồi: Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ có chức năng sao lưu, backup, phục hồi dữ liệu khi cần.

Hosting miễn phí và Hosting trả phí

Ưu nhược điểm của Hosting miễn phí

Ưu điểm của Hosting miễn phí chính là giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí, và bởi vì là miến phí nên có nhiều hạn chế khi sử dụng như:

  • Nếu bạn gặp vấn đề sẽ không được hỗ trợ mà phải tự xử lý.
  • Gói Hosting miễn phí có cấu hình thấp nên trang Website của bạn chạy sẽ gặp nhiều lỗi và rất chậm.
  • Nếu muốn khắc phục các lỗi trên bạn sẽ phải nâng cấp. Yêu cầu này đôi khi do nhà cung cấp đưa ra nếu bạn muốn sử dụng tiếp.

Ưu nhược điểm của Hosting trả phí

Khi sử dụng Hosting trả phí, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích:

  • Bạn được tự do đặt tên miền mình muốn.
  • Có toàn quyền kiểm soát với trang Web của mình, không có truy cập hay quảng cáo không mong muốn.
  • Các nhà cung cấp gói Hosting trả phí luôn luôn cam kết hỗ trợ kỹ thuật. Bạn sẽ được hỗ trợ nhanh nhất để khắc phục sự cố khi dùng Hosting trả phí.
  • Hosting trả phí có độ ổn định cao, băng thông không giới hạn, dung lượng ổ đĩa cực lớn.
  • Độ bảo mật cao, hệ thống hoạt động ổn định đảm bảo cho trang Web hoạt động xuyên suốt, an toàn.

Điểm hạn chế duy nhất của gói Hosting trả phí theo tôi đó là bạn sẽ phải hao hụt ngân sách, tốn tiền cho nhà cung cấp.

Khi nào nên sử dụng Hosting miễn phí và trả phí?

Nên dùng hosting miễn phí khi:

  • Thử nghiệm, thực hành tạo Blog cá nhân.
  • Tập làm quen với Website.
  • Cá nhân thích sáng tạo nội dung, cần có nơi miễn phí để chia sẻ thông tin, thỏa mãn đam mê,…

Còn nếu bạn có ý định tạo Website để kinh doanh, xây dựng thương hiệu,… thì không nên chọn Hosting miễn phí. Hãy sử dụng gói Hosting trả phí từ nhà cung cấp uy tín. Điều này sẽ đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động cho Website của bạn.

Hướng dẫn đăng ký hosting

  • Bước 1: Lựa chọn hình thức và gói hosting phù hợp với nhu cầu
  • Bước 2: Chọn thời gian đăng ký hosting (các gói có thời gian duy trì càng lâu càng lợi về giá)
  • Bước 3: Chọn phương thức thanh toán và tiến hành thanh toán
  • Bước 4: Chờ thông báo từ nhà cung cấp về thông tin tài khoản, hướng dẫn kích hoạt hosting. Thường sẽ thông báo qua địa chỉ email và tư vấn viên gọi điện xác nhận.

    Liên hệ với chúng tôi

    Để lại thông tin để nhận được các bài viết khác

    Rate this post

    Xem thêm nhiều bài tin mới nhất về Internet

    Xem thêm

      Nguyễn Quang Anh

      Bình luận: