Đầu tiên thì, seri bài viết Hướng dẫn lập trình Kotlin cơ bản ra đời do Code Tu Tam đang cần triển khai một số công việc liên quan tới Android. Thành thật mà nói với mình Kotlin nó là một cái gì đó rất lạ lẫm. Nói cách khác, mình là dân ngoại đạo hoàn toàn, chưa có kiến thức gì về ngôn ngữ lập trình Kotlin hay lập trình android với Kotlin cả.
Điều này thúc đấy mình viết 1 seri bài tổng hợp các nội dung cơ bản về lập trình Kotlin với mục đích chia sẻ và cũng là ghi nhớ kiến thức. Chắc chắn bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót, thậm chí có thể là chưa chính xác, mong các bạn thông cảm cho dân ngoại đạo trước giờ chỉ biết lập trình web như mình.
Và cũng có lẽ là tay ngang, nên seri bài viết này mới là “Hưỡng dẫn kotlin cho dân ngoại đạo” :)))
Theo như thông tin mình tìm hiểu thì, Kotlin là một ngôn ngữ lập trình kiểu tĩnh chạy trên JVM (máy ảo java). Ngôn ngữ lập trình Kotlin có thể được biên dịch sang mã nguồn hay sử dụng cơ sở hạ tầng trình biên dịch LLVM.
Ngôn ngữ lập trình Kotlin được JetBrain giới thiệu vào năm 2011 mà theo JetBrain nói rằng Kotlin đưa ra các tính năng mà hầu hết ngôn ngữ lập trình khác tại thời điểm đó không có.
Theo như mình hiểu rằng Kotlin có lẽ chẳng phát triển đến vậy, hoặc chí ít cũng không có bài viết này nếu nhu Google không công bố ưu tiên hỗ trợ Kotlin cho việc phát triển ứng dụng Android. Việc này không nhầm thì do việc xung đột lợi ích giữa Google và Oracle xung quanh bản quyền Java?
Thôi thì tạm thời tìm hiểu Kotlin là gì cơ bản vậy thôi. Tóm lại thì đó là một ngôn ngữ lập trình. Chúng ta thử tìm hiểu xem Kotlin có cái gì hay ho không trong các phần tiếp theo.
Thông tin, tài liệu về Kotlin các bạn thể tìm trực tiếp trên trang chủ của website ngôn ngữ lập trình này https://kotlinlang.org/
Rất ngắn gọn, để cài đặt bạn có thể sử dụng cách cài đặt thông qua Android Studio hoặc IntelliJ IDEA.
Trên thực tế có thể sử dụng một số cách khác, Nhưng ở mức độ cơ bản chắc mình chỉ quan tâm tới cách này mà thôi.
Để minn chứng cho khả năng viết code ngắn gọn này mình có tìm được một số ví dụ như ta có thể dàng viết 1 POJO (Plain Old Java Object) như sau
data class Customer(val name: String, val email: String, val company: String)
POJO đơn thuần hoạt động như một cấu trúc dữ liệu thuần tuy với các phương thức getter và setter. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản nó là một class chỉ có thuộc tính, getter setter để lưu dữ liệu ở mức độ cơ bản.
Trong Kotlin cũng có thể Lambda để lọc dữ liệu
val positiveNumbers = list.filter { it > 0 }
Khi nhìn đoạn code này, trông cứ như javascript ấy nhỉ :))
Một trong những lỗi thường mắc nhất đối với lập trình Java là Null Pointer Exception. Điều này trong Kotlin dường như được hạn chế đi nhiều
Trong Kotlin phân biệt kiểu dữ liệu có thể được phép null và không được phép null.
var a: String = "abc" // Regular initialization means non-null by default a = null // compilation error
var b: String? = "abc" // can be set to null b = null // ok print(b)
Khi khai báo không cho phép null thì trình biên dịch sẽ báo lỗi, việc này hạn chế lỗi xảy ra trong quá trình Runtime
Thực tế cũng phải thành thật mà công nhận, mình không nghĩ Kotlin làm được nhiều đến như vậy. Và khi Kotlin làm được nhiều thế suy nghĩ trong đầu là “rác vãi”, nhưng mà thực tế cũng rất hay ho.
Kotlin có thể làm được nhiều thứ từ multplatform application ( ứng dụng đa nền tảng), xây dựng phía Server (Server-side), Android, Javascript, Native, …
Kotlin có thể sử dụng được 100% các thư viện từ JVM. Kotlin có thể dễ dàng gọi đến các phướng thức, hàm của Java. Và đương nhiên, ở phía ngược lại từ Java gọi Kotlin cũng hoàn toàn ok.
Điều này giúp lợi ích rất nhiều cho anh em nào làm code Java, hoặc chí ít là đã làm Android với Java.
Còn với mình thì thực tế không nhiều ý nghĩa lắm… :))
Thứ nữa Kotlin có vẻ làm được nhiều thứ hay ho đấy, nhưng mình sẽ chỉ quan tâm tới lập trình Android bằng Kotlin. Và ngay trong seri bài viết này sẽ tập trung vào việc hướng dẫn lập trình Kotlin cơ bản.
Có nhiều cách khác nhau để cài đặt IDE hay công cụ hỗ trợ lập trình Kotlin. Cũng như đã trình bày từ đầu, Codetutam sẽ tập trung vào cách đơn giản dễ dàng tiếp cận nhất, đặc biệt cho những bạn không chuyên mà thôi.
Chúng ta có thể nhanh chóng tải IDE IntelliJ IDEA từ link sau: https://www.jetbrains.com/idea/download/#section=windows
Bạn hãy chọn lấy phiên bản hệ điều hành tương ứng mà mình đang sử dụng. Chúng ta sẽ lựa chọn bản comunity. Đối với tài khoản Education có thể tải các bản giành riêng cho học sinh, sinh viên, hay giáo viên nhé.
Ngoài ra để lập trình Android thì các bạn có thể sử dụng trực tiếp Android Studio để lập trình kotlin
Bạn có thẻ tham khảo hướng dẫn cài đặt Android Studio ở đây: https://developer.android.com/studio/install?hl=vi
Như vậy trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lập trình Kotlin cơ bản giành cho người mới. Trong các bài viết tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cú pháp cũng như những ví dụ lập trình Kotlin cơ bản.
Các bạn cũng có thể xem cách viết chương trình Hello world với Kotlin nhé
Nếu bạn cũng đang bắt đầu làm quen với lập trình kotlin, hãy để lại bình luận để chia sẻ với CodeTuTam bạn nhé
Bình luận: