Mục lục
ToggleTrong bài giới thiệu về kiến trúc Odoo, chúng ta đã có những khái niệm cơ bản nhất về Odoo. Tiếp tục seri bài viết, trong bài này CodeTuTam hướng dẫn các bạn cài đặt Odoo với mục đích để lập trình trên Window. Các bạn cũng có thể xem hướng dẫn cài đặt Odoo trên trang chủ của họ.
Trong bài viết này cũng sẽ hướng dẫn bạn cài đặt và cấu hình cơ bản với Pycharm – IDE hỗ trợ lập trình Python.
Để cài đặt Odoo trên window, các bạn có thể cài đặt thông qua file exe hoặc thông qua mã nguồn của Odoo.
Cũng giống như cài đặt nhiều phần mềm khác trên window. Các bạn trước tiên cần download bộ cài đặt của odoo về. Bộ cài đặt Odoo có thể tải tại https://www.odoo.com/vi_VN/page/download
Chú ý rằng, Odoo đang cấp cấp 2 phiên bản khác nhau: Community và Enterprise. Chúng ta lựa chọn bạn Community để cài đặt và phát triển dự án
Sau khi tải xong, việc cài đặt cũng không có gì quá khó khăn, đơn giản là next, next và next mà thôi.
Do Odoo sử dụng cơ sở dữ liệu PostgreSQL nên nếu máy bạn chưa có, Odoo sẽ tiến hành cài đặt cả PosgreSQL. Tài khoản và mật khẩu truy cập database khi cài là openpg và openpgpwd.
Cuối cùng sau khi hoàn thành Odoo sẽ mở trình duyệt với địa chỉ web tại http://localhost:8069.
Tại giao diện này bạn có thể cài đặt các ứng dụng cần thiết với dự án của mình rồi.
Theo như gợi ý của Odoo thì bạn nên sử dụng phiên bản Python 3.7 trở lên.
Đầu tiên chúng ta cần thiết lập môi trường ảo cho dự án Odoo. Phần này sẽ tạo ra môi trường cấu hình, thư viện phụ trợ cho riêng dự án Python hiện tại mà không ảnh hưởng tới các dự án khác. Phần nào đó cũng hơi giống với node_modules hay composer trong PHP?
Sau đó thêm trình biên dịch python, chú ý nên chọn Python 3.7 trở lên để đảm bảo có thể tương thích với mã nguồn odoo.
Tiếp đến ta cần cấu hình Configuration cho dự án
Để cài đặt cấu hình cho dự án Odoo, tiến hành lựa chọn Edit Configuration như sau
Trong phần cấu hình cho dự án Odoo – Python, ta chọn script path chính là file odoo-bin trong thư mục dự án. Tham số truyền vào là -c odoo.conf là file cấu hình của dự án. Về cấu hình tham số này bạn có thể tham khảo trên trang tài liệu của Odoo. Việc tạo file config giúp ta dễ dàng quản lý thông tin cấu hình hơn, file .conf tương tự như .env trong dự án Nodejs hay PHP vậy.
File cấu hình odoo.conf tham khảo nội dung sau
[options] addons_path = o:\work\Odoo_Learn\Odoo_2\odoo\addons,o:\work\Odoo_Learn\Odoo_2\addons admin_passwd = $pbkdf2-sha512$25000$7p1TKsW4N.ZcK0Vo7Z1zzg$c9J3Kx02QcfKeMqLJhNj8dlm08c7sMreGAV.fO13cA5nJYvYvo/LiH27.qmbVuku4s8BLfyJWmETDfX5oGaSpA bin_path = O:\Work\Odoo_Learn\Odoo_2\thirdparty csv_internal_sep = , data_dir = O:\Work\Odoo_Learn\Odoo_2\sessions db_host = localhost db_maxconn = 64 db_name = False db_password = odoo db_port = 5432 db_sslmode = prefer db_template = template0 db_user = odoo2 dbfilter = default_productivity_apps = True demo = {} email_from = False from_filter = False geoip_database = o:\usr\share\geoip\geolite2-city.mmdb gevent_port = 8072 http_enable = True http_interface = http_port = 8069 import_partial = limit_memory_hard = None limit_memory_soft = None limit_request = None limit_time_cpu = None limit_time_real = None limit_time_real_cron = None list_db = True log_db = False log_db_level = warning log_handler = :INFO log_level = info logfile = O:\Work\Odoo_Learn\Odoo_2\odoo.log max_cron_threads = 2 osv_memory_age_limit = False osv_memory_count_limit = 0 pg_path = pidfile = proxy_mode = False reportgz = False screencasts = screenshots = c:\users\hung\appdata\local\temp\odoo_tests server_wide_modules = base,web smtp_password = False smtp_port = 25 smtp_server = localhost smtp_ssl = False smtp_ssl_certificate_filename = False smtp_ssl_private_key_filename = False smtp_user = False syslog = False test_enable = False test_file = test_tags = None transient_age_limit = 1.0 translate_modules = ['all'] unaccent = False upgrade_path = websocket_keep_alive_timeout = 3600 websocket_rate_limit_burst = 10 websocket_rate_limit_delay = 0.2 without_demo = False workers = None x_sendfile = False
Trong đó addons_path là phần khai báo cáo thư mục chứa addons của dự án Odoo hiện tại.
db_user và db_password là thông tin tài khoản mật khẩu để truy cập hệ thống Database PosgreSQL. Chú ý rằng tài khoản này cần phải có quyền tạo database mới.
http_port là cổng sẽ chạy dự án, như trong file cấu hình thì khi chạy dự án sẽ là dạng http://localhost:8069
Sau khi cấu hình thành công, bạn có thể khởi chạy dự án Odoo sẽ có kết quả như hình dưới đây
Sau khi khởi chạy dự án, bạn cần khởi tạo database mới cho dự án. Bạn sẽ cần đợi 1 chút trước khi Odoo cài đặt database xong. Sau khi xong, màn hình ứng dụng của Odoo như hình dưới đây:
Vì một lý do nào đó bạn muốn gỡ Odoo và cài đặt lại. Tuy nhiên khi cài đặt lại thì không thể nào cài được PostgreSQL thì hãy tham khảo cách dưới đây
Bởi lẽ bạn gặp vấn đề là do PostgreSQL chưa thực sự gỡ hoàn toàn. Hãy tìm kiếm đến phần server tìm kiếm PostgreSQL, nếu bạn cài đặt qua bản exe thì Service có tên là PostgreSQL_For_Odoo
Để gỡ cài đặt hãy chạy lệnh CMD dưới quyền Admin và gõ lệnh sau (Chú ý phải chạy quyền Admin)
SC delete ten_service
Sau khi gỡ cài đặt Odoo, có thể trong thư mục cài đặt hay trong control panel của bạn vẫn còn tồn tại Odoo ở đó. Việc này có thể gây ra một số lỗi khi bạn tái cài đặt Odoo. Để xử lý triệt để bạn cần xóa bản ghi trong Registry.
Hãy xóa các mục được tô đỏ, sau đó bạn tiến hành cài đặt lại Odoo. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng trở lại.
Vậy là trong bài viết này chúng ta đã tìm hiểu cách cài đặt cơ bản cho dự án Odoo mới. Việc khởi tạo dự án này không quá phức tạp, tuy nhiên đối với những người mới sẽ không ít khó khăn ban đầu. Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp đỡ bạn tiết kiệm công sức tìm hiểu và làm quen với Odoo. Trong bài viết tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn bật chế độ Debug – Developer Mode trong Odoo để có thể thuận tiện trong quá trình phát triển dự án
Bình luận: