Mục lục
ToggleHàm Array_merge là một hàm thao tác với mảng trong PHP. Hàm này phục vụ việc nối mảng, một hàm được sử dụng tương đối nhiều nếu bạn làm việc cùng PHP. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về cách sử dụng cũng như các ví dụ về hàm array_merge.
Hàm array_merge() là một hàm có sẵn trong PHP, được sử dụng để nối hai hay nhiều mảng khác nhau thành một mảng. Các bạn có thể tham khảo nội dung bài viết về Array_merge trên php.net
Nếu mảng đầu vào có cùng key với mảng trước ở dạng chuỗi, thì value sau của key đó sẽ được ghi đè lại value của key trước cùng với key đó. Nếu mảng ban đầu có cùng key ở dạng số, thì value của key sau sẽ không ghi đè value của key trước mà sẽ được nối thêm.
Các khóa số trong mảng đầu vào sẽ được đánh lại số thành các số tăng dần bắt đầu từ số 0 trong mảng được hợp nhất.
Ngoài việc sử dụng array_merge chúng ta có thể dùng toán tử cộng (+), tuy nhiên kết quả đầu ra có chút khác biệt. Các bạn cần xem xét kĩ trước khi sử dụng.
Cú pháp hàm array_merge() trong php:
array_merge($array1, $array2,...);
Trong đó:
$array1
là mảng ban đầu (Bắt buộc tồn tại).
$array2
là mảng sẽ được nối với mảng ban đầu.
Kết quả trả về từ array_merge là một mảng. Mảng này là kết quả của việc nối 2 hay nhiều mảng đầu vào.
Ví dụ 1: Sử dụng hàm array_merge() để nối hai mảng.
<?php $array1 = ['color'=>'red', 'size'=>16, 'font'=>"Arial"]; $array2 = ['padding'=>20, 'margin'=>15, 'width'=>100, 'height'=>100]; $result = array_merge($array1, $array2); var_dump($result);
Kết quả trả về một mảng mới với các phần tử và giá trị là 2 mảng đã cho gộp lại:
array(7) { ["color"]=> string(3) "red" ["size"]=> int(16) ["font"]=> string(5) "Arial" ["padding"]=> int(20) ["margin"]=> int(15) ["width"]=> int(100) ["height"]=> int(100) }
Ví dụ 2: Nối hai mảng có cùng key ở dạng chuỗi, sử dụng hàm array_merge()
<?php $array1 = ['color'=>'red', 'size'=>16, 'font'=>"Arial"]; $array2 = ['color'=>'blue', 'font'=>'Roboto', 'width'=>100, 'height'=>100]; $result = array_merge($array1, $array2); var_dump($result);
Kết quả trả về được một mảng với các value trùng nhau sẽ có value được ghi đè lên value của key trước.
array(5) { ["color"]=> string(4) "blue" ["size"]=> int(16) ["font"]=> string(6) "Roboto" ["width"]=> int(100) ["height"]=> int(100) }
Ví dụ 3: Nối hai mảng có cùng key ở dạng số:
<?php $array1 = array(0 => 'zero_a', 2 => 'two_a', 3 => 'three_a'); $array2 = array(1 => 'one_b', 3 => 'three_b', 4 => 'four_b'); $result = array_merge($array1, $array2); var_dump($result);
Kết quả trả về được một mảng mới với các key số trùng nhau không bị ghi đè giá trị mà thứ tự key được sắp xếp lại theo thứ tư tăng dần bắt đầu từ 0.
array(6) { [0]=> string(6) "zero_a" [1]=> string(5) "two_a" [2]=> string(7) "three_a" [3]=> string(5) "one_b" [4]=> string(7) "three_b" [5]=> string(6) "four_b" }
Qua các ví dụ trên đã cho các bạn hiểu được cách sử dụng hàm array_merge() trong PHP, để tìm hiểu thêm các hàm xử lý khác trong PHP các bạn hãy tham khảo các hàm liên quan khác dưới đây.
Các bạn có thể tham khảo thêm các hàm khác trên trang php.net
Hi vọng với bài viết này của minh, các bạn đã hiểu rõ cách sử dụng hàm array_merge() trong PHP. Nếu bạn thấy bài viết hay và có ý nghĩa hãy like và chia sẻ để mọi người cùng nhau học tập nhé. Cảm ơn bạn đã ghé thăm codetutam.com
Bình luận: